Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Hiệp thông Tham gia Truyền giáo 2023
Để mở đầu cho lịch trình cử hành Thứ Bảy đầu Tháng ngày 2/9/2023,
Sơ Nguyễn Mỵ Chân, FMM Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ thuộc Tỉnh dòng Hoa Kỳ ở Rhode Island,
đã đáp lời mời của em để đến chia sẻ về một thời truyền giáo của Sơ ở Phi Châu,
như một dạo khúc bất khả thiếu giúp chúng ta sửa soạn cho Hành Trình Truyền Giáo Tận Cùng Trái Đất 2024 của chúng ta.
Tiếp theo 2 bài tường trình hôm nay,
một về chính việc cử hành Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng và một về buổi họp Tổng kết về Đại Hội TĐCTT Mừng 15 Năm Ơn Khởi Động 5-8/10/2023 tới đây,
em xin tường trình tiếp về bài chia sẻ truyền giáo của Sơ Nguyễn Mỵ Chân, FMM, bao gồm cả hình ảnh lẫn những chi tiết tóm gọn ở cuối email này nhé.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, xin hoán cải chúng con trở thành những trẻ nhỏ của LTXC,
để chúng con biết nhìn tất cả mọi anh chị em con bằng ánh mắt của LTXC như Mẹ Maria. Amen.
em tĩnh
Sơ đã phục vụ truyền giáo 11 năm ở miền Nam của nước Ethiopia, một quốc gia ở phía cực Đông Phi Châu và ở miền Trung Châu Phi.
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã hiện diện và phục vụ ở miền Nam nước Ethiopia này từ năm 1980 khi đang xẩy ra nạn đói ở đó.
Cho dù thấy được những khốn khó như thế, thay vì rút lui, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ lại quyết định dấn thân phục vụ truyền giáo
Dòng của Sơ đã dấn thân phục vụ ở khu vực truyền giáo này 3 lãnh vực chính: văn hóa, xã hội và chăm sóc sức khỏe với 1 bệnh viện sản phụ
Sơ đã cố gắng tóm gọn tất cả thời gian 11 năm truyền giáo của Sơ trong vòng 45 phút, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau cần truyền giáo...
Chẳng hạn như về môi trường truyền giáo, một môi trường bất khả phân ly và bất khả thiếu với nhu cầu truyền giáo và thách đố truyền giáo.
Trước hết, về môi trường truyền giáo liên quan đến đời sống nghèo khổ khốn cùng của dân chúng, nhất là nhu cầu nước, như Sơ cho biết
hầu như chẳng nhà dân nào có nước ở trong nhà, phải đi lấy nước từ xa, mang vác nặng về cho gia đình đông người sử dụng mọi thứ cần...
Dân chỉ mong trời mưa để trồng cấy (ngô và đậu) được mùa, bằng không thì hạn hán và mất mùa, với hậu quả bất khả tránh là đói khát và chết chóc
Vì thế nhu cầu truyền giáo ở chung Châu Phi nghèo khổ và riêng Nước Ethiopia, trước hết, đó là đáp ứng nhu cầu vật chất sinh tồn của dân chúng.
Nhà dân chúng thật nghèo khổ, bẩn thỉu, chật chội, thiếu thốn, mọi sự sinh hoạt chỉ có một gian nhà, thậm chí nuôi thú ăn thịt ngay trong nhà.
(Sơ Mỵ Chân kể có lần sơ thăm nhà dân, đang ngồi nói chuyện trong nhà thì Sơ nghe thấy có tiếng nước xè xè ở đằng sau... thì ra con bò nó tiểu...)
Nhưng đó không phải là thách đố truyền giáo của các vị thừa sai cho bằng ở những lãnh vực sau đây:
1- Về ngôn ngữ thì đa sắc tộc và kỳ thị ngôn ngữ của nhau, cho dù đã thống nhất với nhau toàn quốc chỉ nói một ngôn ngữ chung thôi;
2- Về văn hóa thì trọng nam khinh nữ, ở chỗ như đàn ông đa thê, không thích vợ sinh con gái cho bằng con trai, toàn quyền quyết định...
(như có lần bà vợ chủ tiệm không dám bán cho Sơ Mỵ Chân món hàng chỉ đáng giá có mấy chục cents, chỉ vì chồng bà không có nhà)
chưa hết, vì có nhiều con nên có chết đứa này thì sinh đứa khác bù, nếu sinh đôi thì đứa yếu hơn cứ để cho nó chết không cố nuôi cho sống v.v.;
3- Về tôn giáo (Hồi giáo, Chính Thống giáo và Công giáo) thì phức tạp, với đầy những nghi thức khác nhau, hầu như toàn nghi thức Chính Thống giáo;
4- Về mục vụ Công giáo thì đối ngược với văn hóa của họ, như đa thê hay lấy nhau và ăn ở với nhau mà không cần lãnh nhận bí tích nhưng vẫn rước lễ v.v.
Bài chia sẻ về truyền giáo của Sơ Mỵ Chân, FMM, "còn nhiều lắm", như Sơ đã khẳng định khi Sơ để cho anh chị em tham dự 15 phút đặt câu hỏi;
nhưng thật sự bằng ấy đã đủ để trở thành một Tin Mừng Truyền Giáo đặc biệt cần biết cho Hành Trình Truyền Giáo Tận Cùng Trái Đất 2024 của Nhóm TĐCTT.
Như em đã từng chia sẻ cảm nghiệm truyền giáo của em với anh chị em TĐCTT trong hai Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2016 và 2018 đó là:
mỗi hành trình truyền giáo là một chuyến hành hương,
không phải hành hương đến lần về với các di tích lịch sử thần linh mà là được gặp gỡ một Chúa Kitô sống động,
nơi chính những người anh chị em hèn mọn khốn cùng đáng thương nhất được Chúa Kitô đồng hóa (xem Mathêu 25:40,42),
đến độ làm cho lòng chúng ta, khi thấy được anh chị em đồng hương hay đồng loại khốn cùng của mình như thế thì "động lòng thương",
để rồi không cầm được nước mắt, và bấy giờ chẳng cần ai kêu gọi cùng khuyên giục,
chúng ta cũng tự động móc túi lấy tiền ra trao tặng một cách quảng đại hơn bao giờ hết!
Như thế, thay vì chúng ta đi truyền giáo hay tham gia vào việc truyền giáo bằng việc thăm viếng và tặng quà truyền giáo
thì chúng ta nhận được quà truyền giáo hiếm quí từ LTXC,
nhờ đó chúng ta có được Niềm Vui Thương Xót khôn tả từ chính LTXC bao la bất tận!
Xin xem lại và nghe lại toàn bài chia sẻ về "một thời truyền giáo ở Châu Phi"
của Sơ Nguyễn Mỵ Chân, FMM, cần thiết này ở đường link trực tuyến livestream sau đây:
https://youtube.com/live/oy9saJbUkI4